Dấu hiệu và cách chữa bệnh mất ngủ

Một giấc ngủ tốt sẽ làm cơ thể tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho một ngày mới. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà chúng ta bị mất ngủ, khó ngủ. Vậy nguyên nhân do đâu? Những thay đổi nhỏ dưới đây phần nào có thể sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Mất ngủ là bệnh gì?

Đây là tình trạng bạn gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó ngủ lại. Căn bệnh này có thể mãn tính khiến bạn chỉ chớp mặt được chốc lát, không ngủ lại được tiếp dù rất thèm ngủ.Khi bị tình trạng bệnh này, bệnh nhân thường rất mệt mỏi, khó chịu vào mỗi buổi sáng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất hoạt động, làm việc cả ngày.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ

Triệu chứng và dấu hiệu dễ gặp nhất của tình trạng này là khó khăn đi vào giấc ngủ. Hơn thế nữa, những dấu hiệu đặc trưng như khó ngủ vào ban đêm, hay thức dậy lúc nửa đêm hoặc buổi sáng quá sớm.Người bệnh không có cảm giác được nghỉ ngơi dù mới ngủ dậy, mệt mỏi, buồn ngủ suốt cả ngày dài. Bệnh nhân cũng có thể thấy khó chịu, lo âu, trầm cảm...

Link tham khảo:

Nguyên nhân của bệnh mất ngủ

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này. Có thể do những tác động của các bệnh về tinh thần gây lo âu, trầm cảm và mất ngủ. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh nhưng thói quen ban đầu có thể gây nên bệnh.

Một số nguyên nhân như căng thẳng do các công việc, học tập hàng ngày khiến cho tâm trí của bạn luôn phải hoạt động, stress mỗi ngày. Những lo lắng hàng ngày cũng dễ phá vỡ giấc ngủ của bạn.

Nhiều người thường có thói quen ngủ không tốt. Bạn đi vào giấc ngủ thất thường, những trò chơi điện tử, hoạt động thể chất hàng ngày khiến giấc ngủ không thoải mái, thường sử dụng giường vào các hoạt động khác hơn và ngủ hay quan hệ tình dục.

Những chất kích thích như rượu, bia, caffeine cũng có thể gây mất ngủ. Nicotine trong các chất này có thể ảnh hưởng đến não bộ ngăn cản bạn đi sâu vào giấc ngủ và thường làm cho bạn thức dậy giữa đêm. Ngoài ra, nếu như ăn quá nhiều vào buổi tối cũng khiến bụng dạ khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Một số tác động của thuốc hay bệnh lý gây nên tình trạng mất ngủ. Chẳng hạn như đau mãn tính, khó thở hay nhu cầu đi tiểu nhiều thường xuyên ở những bệnh nhân tiểu đường, tiểu đêm...

 

Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Để điều trị bệnh nên xác định nguyên nhân cụ thể. Bạn có thể điều chỉnh thói quen hoặc thuốc đang sử dụng để khôi phục lại giấc ngủ tốt nhất. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số phương pháp giúp bạn học được kỹ thuật ngủ, cải thiện môi trường ngủ của bạn.

Một số loại thuốc giúp thư giãn và kích thích giấc ngủ cũng có thể được thực hiện nếu các phương pháp trên không đáp ứng. Tham khảo thêm bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc ngủ đúng cách, đúng liều lượng tránh những tác động đến sức khỏe và tinh thần của bạn.

Con người dành đến 1/3 thời gian trong đời là để ngủ, tuy nhiên không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra bình thường. Việc mất ngủ kéo dài sẽ đem đến cho bạn hàng loạt hệ lụy sức khỏe như mệt mỏi, gà gật, da xấu, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng nhận thức, tư duy và tập trung… Những thay đổi nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn và phần nào khắc phục được tình trạng khó ngủ, mất ngủ :

- Chọn tư thế ngủ thoải mái

Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, trằn trọc thường xuyên thì rất có thể bạn đang ngủ với một tư thế không thoải mái. Nằm ngửa là tư thế tốt nhất để ngủ ngon, vì tư thế này cho phép đầu, cổ và cột sống của bạn được nghỉ ngơi thoải mái nhất. Tư thế ngủ kiểu thai nhi (nằm nghiêng một bên, co đầu gối) có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp, đau lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế ngủ kiểu thai nhi là lựa chọn của 41% người lớn. Nằm sấp có lẽ là lựa chọn tệ nhất cho giấc ngủ của bạn. Nằm sấp khiến sức ép từ cột sống ảnh hưởng đến lưng, cổ và cả nội tạng của bạn. Ngoài ra, tư thế ngủ này còn có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt cơ bắp.

- Thay chiếc đệm mới

 

Chất lượng của đệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một chiếc đệm cũ, sụt lún có thể sẽ không hỗ trợ đúng cách cho cột sống của bạn khi ngủ và gây ra tình trạng đau mỏi toàn thân. Những bộ phận cơ thể chúng ta tạo áp lực khác nhau lên nệm, và khi đệm cũ đi, tính đàn hồi sẽ giảm và nó sẽ mất khả năng hỗ trợ cơ thể, đảm bảo giấc ngủ ngon. Các chuyên gia khuyên rằng nếu chiếc đệm của bạn đã được sử dụng hơn 7 năm thì đây là thời điểm bạn nên thay mới để có thể ngủ ngon hơn.

- Hạn chế những giấc ngủ ngắn trong ngày

Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng những giấc ngủ trưa, ngủ ngắn trong ngày là cách thức để bù lại thời gian ngủ bị thiếu hụt trong đêm. Đúng là như vậy, song nếu những giấc ngủ ngắn này kéo dài thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ chính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa hơn hai tiếng hoặc ngủ ngắn từ 18 - 21 giờ tối sẽ dễ bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Nếu bạn muốn ngủ đêm ngon giấc thì hãy cố gắng hạn chế những giấc ngủ ngắn trong ngày.

Bệnh mất ngủ tuy không nguy hiểm nghiêm trọng nhưng có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, tác động xấu đến tinh thần và năng suất lao động, học tập. Vì thế nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất.


Bài liên quan:

© Copyright matngu